Những quan niệm sai lầm về cảm cúm ở trẻ em mà các bà mẹ nên tránh

Ngày cập nhật: 09/03/2014

Cảm cúm – căn bệnh rất dễ gặp không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, ở cả người sức yếu lẫn người khoẻ . Tuy nhiên, những hiểu biết về nó của mọi người vẫn còn rất mù mờ. Sau đây là những quan niệm sai lầm mà các bà mẹ trẻ rất hay mắc phải khi thấy các bé bị cảm cúm.

1. Bé bị mệt, không cần cố cho bé ăn.

 “Tất cả trẻ em và kể cả người lớn khi bị ốm, giả sử bị cảm lạnh, sốt hay cả hai thì đều cần nạp dinh dưỡng và nước để khoẻ hơn”,  bà Liegh Ann Greavu – chuyên viên về ăn uống ở phố Paul, Minnessota phát biểu. “Nếu con của bạn không thích ăn cứng thì phở gà, nước hoa quả ép và thậm chí một cây kem cũng là sự lựa chọn tốt.

2. Chất nhầy màu xanh chứng tỏ các con bạn đã mắc phải chứng bệnh gì đó nguy hiểm hơn bị cảm thông thường.

Không phải lúc nào cũng đúng như vậy vì chất nhầy sạch là hiện tượng bình thường thì chất nhầy xanh hay vàng có thể sẽ là triệu chứng của bệnh cảm.Tuy nhiên, nếu chất nhầy không màu lại kèm theo các triệu chứng như sốt cao dai dẳng, chán ăn, ho và chảy máu cam... rất có thể là dấu hiệu nhuyễn trùng, nhiễm trùng khác cảm là đòi hỏi phải dùng đến kháng sinh. Nếu bạn để ý thấy con bạn thường xuyên có nhầy xanh hoặc vàng thì rất có thể con bạn đã mắc phải chứng bệnh nào đó(chẳng hạn như nấm sùi vòm họng ), chính căn bệnh này  gây ra sự nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy đưa con bạn đến bác sĩ ( đây là cách tốt nhất để phá vỡ chu kỳ tiềm ẩn của mầm cúm).

3. Những cơn sốt nhẹ có thể bỏ qua.

Điều này phụ thuộc vào tình trạng của con bạn như thế nào.

Những cơn sốt sẽ giúp chống lại sự lây bệnh bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch, giết chết các con vi khuẩn và virus vốn không thể tồn tại ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể. Nhưng thật khó chấp nhận khi cứ để mặc con bạn chịu đựng như vậy. Hãy cố gắng duy trì sự thoải mái cho bé và để cơ thể của con bạn làm công việc của nó.

                             

Daniel Levy, phó giáo sư - bác sĩ  tại trường Đại học Dược Maryland ở Baltimore nói. Nếu bé bị sốt nhẹ nhưng dường như rất mệt, ngủ lịm đi, hoặc đau mỏi thì hãy cho bé uống thuốc hạ sốt, thuốc sẽ giúp cho con bạn cảm thấy thoái mái và ngủ tốt hơn.

Trừ trường hợp: Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, hễ thấy sốt ,cách tốt nhất là lập tức gọi điện cho bác sĩ.

4.Chế độ ăn kiêng khi bé bị tiêu chảy:

“Con bạn sẽ nhanh khoẻ hơn nếu bạn cho bé ăn những gì  mà bé vẫn thường ăn”, Andrea McCoy, Phó Giáo sư-Bác sĩ khoa nhi tại trường đại học Pennsylvania ở Philadelphia phát biểu. (chỉ tránh thức ăn cay, có mỡ và nước ép hoa quả )

5. Đừng hôn bé nếu bạn bị cảm cúm.

“Sự thật thì một cái hôn môi sẽ chẳng gây hại gì “, Neil schachter, Bác sĩ đồng thời là tác giả của cuốn “Sự chỉ dẫn cần thiết của bác sĩ về bệnh cảm cúm” đã nói vậy.

Không giống một cái hắt hơi hay một cơn ho làm bắn ra hơi nước có chứa đầy vi rus cúm, nước bọt trong miệng bạn chứa rất ít virus cúm. Vì vậy, có vẻ khó tin nhưng thực sự bệnh cúm rất khó lây khi hôn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bé bị lây bệnh cúm từ bạn là: hãy thường xuyên rửa  tay sạch sẽ.

6.Cúm sẽ gây ra viêm tai

Nó có vẻ là như vậy, nhưng tất cả bệnh cúm đều do virus gây ra, trong khi 90% viêm tai lại do vi khuẩn gây nên. Vậy tại sao con bạn lại thường viêm tai mỗi khi bị cúm? “bệnh cúm tạo ra chất nhầy và sự tích tụ dịch lỏng trong tai, đây là một môi trường tốt cho bệnh viêm tai khi vi khuẩn lớn lên”, Ari Brown, bác sĩ  đồng thời là tác giả của cuốn “Dành cho bé khi mới biết đi  - 411 những câu trả lời rõ ràng và lời khuyên sáng suốt nhất cho bé của bạn”, nói.

Theo CNN - Health

Thông tin tham khảo hữu ích:

- Những điều cần biết về bệnh cúm.

- 9 típ để xử lý cảm và cúm

- Tác dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe bé yêu

- Các bệnh lý trẻ nhỏ dễ mắc trong mùa thu

 

Đang tải...