Giỏ hàng trống
Lưu ý về chế độ ăn trong xuất huyết giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân, có liên quan tới sự suy giảm số lượng tiểu cầu, làm máu khó cầm. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu dựa trên các nguyên tắc : nâng cao miễn dịch cơ thể và bù lại lượng tiểu cầu thiếu hụt, sử dụng thuốc kết hợp với những thay đổi trong chế độ ăn.
Xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân như : do tình trạng bệnh lý làm giảm sản xuất tiểu cầu ỏ tủy xương, tăng sự cô lập tiểu cầu ở lá lách hoặc do cơ chế tự miễn của cơ thể, tự phá hủy tiểu cầu. Triệu chứng cơ bản của bệnh là: lượng tiểu cầu trong máu giảm mạnh, xuất huyết trên da, niêm mạc (chảy máu mũi, chân răng), nặng có thể chảy máu trong nội tạng (chảy máu tiêu hóa, chảy máu não, rong kinh, đái máu…).
Việc điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu chủ yếu là: nâng cao miễn dịch, nhằm nâng cao số lượng tiểu cầu, và bù lại lượng máu bị mất. Đồng thời một chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần quan trọng trong phòng và điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn là đảm bảo đủ năng lượng, đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng, và cần lưu ý một số vấn đề:
* Tăng cường Protein
Bổ sung đủ chất đạm sẽ giúp bệnh nhân có nhiều nguyên liệu tạo máu hơn và ngăn ngừa thiếu máu. Nguồn protein chất lượng bao gồm thịt nạc, hải sản, cá, trứng, sữa, đậu.
* Bổ sung Vitamin C
Vitamin C sẽ tác động tích cực đến hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời làm tăng tính bền thành mạch, hạn chế hiện tượng chảy máu.
Bạn có thể lấy vitamin C từ trái cây và rau quả. Vitamin C tan trong nước nên nó có thể được hấp thụ một cách dễ dàng và sẽ ngay lập tức giúp đỡ trong việc phục hồi số lượng tiểu cầu của cơ thể.
* Thực phẩm giàu vitamin K
Theo nghiên cứu tại Viện Linus Pauling tại Oregon State University, kết luận vitamin K giúp kích hoạt 7 protein tham gia trong quá trình đông máu, làm giảm tình trạng xuất huyết.
Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm rau lá xanh như rau diếp và rau mùi tây, ô liu, đậu tương, dầu hạt cải dầu cũng như các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ. Tuy nhiên không nên ăn sống các loại rau này.
* Thực phẩm giàu Vitamin A
Theo Viện Linus Pauling, vitamin A giúp tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và tăng giải phóng tế bào máu ra ngoại vi, bao gồm cả tiểu cầu, và những khiếm khuyết trong tín hiệu vitamin A có thể phá vỡ các tế bào máu bình thường trưởng thành.
Do đó các thức ăn giàu vitamin A bao gồm dầu cá, cà rốt, cải xoăn, khoai lang, bí ngô, cũng như các sản phẩm sữa và ngũ cốc sẽ giúp tăng sản sinh tiều cầu.
* Thực phẩm giàu Folic Acid
Axit folic hay vitamin B9, đóng một vai trò trong sự phát triển của một số các mô, bao gồm cả tiểu cầu. Folic acid thúc đẩy tổng hợp DNA, một bước quan trọng trong phát triển tế bào. Nếu không có tổng hợp DNA thích hợp, tế bào tủy xương không được phân chia đúng cách để tạo ra các loại tế bào máu : hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Kết quả là, thiếu hụt axit folic dẫn đến tăng trưởng tiểu cầu bất thường.
Một lượng lớn Axit folic được tìm thấy trong cà chua và nước ép cà chua, đậu lăng, đậu, ngô, quả bơ, măng tây, ngũ cốc và các loại rau lá màu xanh lá cây như rau bina
* Bổ sung với vitamin B12 và folate vào chế độ ăn uống của bạn
Vitamin B12 và folate rất quan trọng trong việc sản xuất các yếu tố máu bao gồm cả tiểu cầu. Thực phẩm như rau bina, các loại trái cây họ cam quýt, và đậu khô giàu folate, trong khi trứng, pho mát, sữa, gan, và thịt cừu chứa nhiều vitamin B12.
* Ăn các loại chất béo lành mạnh.
Các loại dầu thực vật như: dầu nành, ô liu, hoặc bổ sung acid béo mega 3 như dầu hạt lanh, dầu gan cá, cá ngừ, cá hồi hoang dã, …sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, chống lại sự suy giảm tiểu cầu.
* Nên uống nước tinh khiết và nước ấm.
Nên uống nước ấm vì nước lạnh có thể làm chậm và cản trở việc tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các tế bào máu được làm từ nước và protein, vì vậy nếu bạn uống nhiều nước hơn, các tế bào máu sẽ được tăng cường sản xuất .
* Ngoài ra, bạn chú ý ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, tránh ăn các đồ ăn khô cứng như mía, ổi… bởi chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, trong khi hệ niêm mạc này đã rất yếu và hay bị chảy máu.
* Các thực phẩm nên tránh
Tránh các đồ uống có cồn có thể thiệt hại tuỷ xương.
Tránh các thực phẩm gây dị ứng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Tránh tất cả các loại thực phẩm tinh chế và chế biến đường, chất ngọt nhân tạo, thức ăn nhanh, và đồ uống có ga để tránh số lượng tiểu cầu thấp vì đường góp phần thúc đẩy quá trình tạo axit gây bệnh.
Giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn (dựa trên các phản ứng của cơ thể của bạn với những loại thực phẩm này và nhu cầu chế độ ăn uống khác). Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn
Bài viết liên quan
- NGUY HẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ ĐỂ RỬA MŨI (06/19/2014)
- Bệnh lý trên mắt do biến chứng của đái tháo đường (06/19/2014)
- Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn (06/19/2014)
- Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường (06/19/2014)
- Những điều cần biết về đường huyết (06/19/2014)