Lưu ý đặc biệt giành cho các mẹ khi trẻ bị viêm mũi

Ngày cập nhật: 10/12/2014

Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm mũi, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Một số biện pháp tự điều trị truyền miệng mà nhiều mẹ đang áp dụng có thể là những sai lầm dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trong cho trẻ như : nhỏ nước tỏi ép vào mũi trẻ, rửa mũi cho trẻ quá nhiều, hút mũi hay tự ý sử dụng thuốc nhỏ mũi...

Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao bị viêm mũi

Viêm mũi thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tháng tuổi. Khi đó, do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, các tác nhân gây bệnh dễ dàng đi vào và khu trú tại đường hô hấp cùng với nhịp hít thở không khí của trẻ. Viêm mũi chủ yếu do tình trạng viêm tại niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi. Nếu không được điều trị dứt điểm,bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp….

Trẻ rất dễ bị viêm mũi khi thời tiết thay đổi

Viêm mũi ở trẻ nhỏ và những lưu ý cho các mẹ

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm mà vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà không kín bị gió lùa sẽ khiến virus càng dễ dàng phát triển và có cơ hội xâm nhập khiến trẻ dễ bị bệnh hơn.

Ngoài ra, nếu các trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ bị đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính, bệnh làm giảm hệ thống miễn dịch như sởi, cúm …. cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus viêm mũi tấn công.

Các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể bị viêm mũi 4-6 lần trong năm, tần số này có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo, sau đó giảm dần. Nếu viêm mũi tái phát quá nhiều, các mẹ nên chú ý tránh để trẻ bị một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tai …

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi

Trẻ bị viêm mũi thường kèm theo các biểu hiện ngoài như bị sốt nhẹ, ngoài ra trẻ có thể bứt rứt, khó ngủ,quấy khóc, kém ăn đôi khi là nôn mửa, tiêu chảy. …Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Nếu các triệu chứng này kéo dài trên 7 ngày thì các bậc cha mẹ cần cẩn thận với những biến chứng của viêm mũi.

Vậy làm thế nào khi thấy trẻ bị viêm mũi?

-          Mẹ nên dạy bé cách xì mũi đúng bằng cách bịt một bên, xì bên còn lại. Trẻ bị viêm mũi cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bao gồm thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín … giúp trẻ nhanh hồi phục.

-          Nếu trẻ bị sốt cao trên 38 độ, cần hạ sốt bằng cách lau mát cho trẻ bằng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt và lau khắp người trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết theo chỉ định của bác sỹ.

-          Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước.

-          Có thể đốt tinh dầu tràm gió trong phòng để sát khuẩn không khí và tăng cường miễn dịch hệ hô hấp cho trẻ.

-          Trường hợp trẻ đang bị viêm mũi bỗng thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng hoặc khi các triệu chứng của viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở, phải kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Các triệu chứng điển hình của viêm mũi ở trẻ nhỏ

Một số sai lầm các mẹ hay mắc phải khi tự điều trị viêm mũi cho trẻ tại nhà.

-          Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé

Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, BS Nguyễn Văn Lộc – nguyên PGĐ Bệnh viện Nhi TƯ cho hay, đây là quan niệm sai lầm và rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của tr, đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi có niêm mạc mũi còn mỏng.

Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử hoặc làm trẻ khó thở bằng mũi. Khi đó, trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới không khí không được làm ấm và làm ẩm tại khoang mũi, dễ gây viêm họng, viêm phổi cho trẻ.

-          Rửa mũi quá nhiều

Rửa mũi cho trẻ quá nhiều làm mất lớp chất nhầy trong mũi

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), việc xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cũng là sai lầm làm hại tới trẻ.

Chất nhầy trong khoang mũi có tác dụng làm ẩm và làm ấm không khi trước khi vào phổi, đồng thời ngăn giữ bụi bẩn tại đây. Do đó, việc rủa mũi thường xuyên làm mất đi chất nhầy này là việc làm không tốt cho trẻ.Không những vậy, việc này còn có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.

Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1/3 – 1 lọ tuỳ theo độ tuổi. Rửa khoảng 3 – 4 lần/ngày.

-          Hút mũi cho trẻ

Việc các bố mẹ dùng miệng hút mũi cho trẻ vô tình sẽ làm vi khuẩn trong khoang miệng của người lớn truyền sang khoang mũi của trẻ và có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng hút mũi hay xilanh đưa nước vào khoang mũi cũng cần lưu ý. Nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

-          Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ

Nhiều loại thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid và kháng sinh. Khi sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ. Với corticoid nếu không dùng đúng cách, không theo một liệu trình tăng liều/ giảm liều cụ thể có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như : tăng giữ muối nước, tăng đường huyết, rối loạn chuyển hóa, hội chứng Cushing…

Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất là Xylometazoline 0.05% – 0.1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Tham khảo một số sản phẩm tăng cường miễn dịch hệ hô hấp cho trẻ : 

 - EU Thymo - Tăng cường miễn dịch nhờ Thymomodulin của tuyến ức bò.

 - Kidmune - Bổ sung Delta Immun, tăng miễn dịch hệ hô hấp.

 - Pediakid Immuno Fortifiant- Siro tăng cường miễn dịch từ Pháp.

Đang tải...