Chế độ ăn cho bệnh viêm xương, khớp thường gặp

Ngày cập nhật: 11/15/2014

       

 Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại viêm xương khớp và chia làm 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì thuốc điều trị thường có nhiều tác dụng phụ, giá thành cao, hơn nữa còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng, đã đạt được một số tiến bộ và hiểu biết đáng kể.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm xương khớp:

Viêm xương khớp do thoái hóa:

- Thoái hóa khớp là một tình trạng mất cục bộ sụn khớp kèm theo phản ứng tăng sinh của xương dưới sụn, bờ của khớp và có sự thay đổi về X-quang bao gồm: hẹp khe khớp, xơ hóa xương dưới sụn kèm theo nang xương và gai xương.

- Bệnh lý thoái hóa này liên quan tới lứa tuổi, và thường xảy ra ở khớp gối, khớp háng và đốt sống. Thường biểu hiện.

- Đau khi vận động, khi thay đổi tư thế, đau âm ỉ tại chỗ và giảm đau khi nghỉ ngơi.

- Giảm biên độ của khớp khi cử động, có cảm giác khớp bị lỏng lẻo.

- Khớp có thể sưng và đau quanh khớp hay có thể nghe tiếng lạo xạo ở khớp.

Viêm khớp do viêm

Đây là một loại bệnh hệ thống với tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp, thường là những khớp nhỏ của bàn tay, cổ tay và bàn chân, có khi ảnh hưởng đến các khớp gối, khớp háng.

Bệnh khởi phát thường âm thầm với tình trạng phù nề, đau đớn và cứng khớp lúc thức dậy buổi sáng, gây hạn chế vận động và biến dạng khớp.

Triệu chứng đau cố định và ngày càng trầm trọng. Những triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, đau cơ và cảm giác khó chịu ở cơ thể. Trong các bệnh ở loại nhóm này, bệnh gout là bệnh thường gặp và liên quan nhiều đến chế độ ăn.

                             

Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng trong bệnh viêm xương khớp

Quá trình viêm xương khớp là quá trình tạo thành các sản phẩm hoạt hóa sinh học của các acid béo, đó là Prostaglandin và Leucotriene dẫn xuất từ acid béo thiết yếu. Hai chất này kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, Prostaglandin E2 còn gây giãn mạch, xung huyết, làm tăng cảm giác đau.

Sử dụng thức ăn từ hải sản, dầu cá có chứa acid béo kép không no type n-3 bao gồm acid Eicosopentaenoic (EPA) và acid Docosahexaenoic (DHA) giúp giảm phản ứng viêm và dính tiểu cầu. Bữa ăn sử dụng từ dầu cá thay mỡ đã được chứng minh trong một số công trình lâm sàng là có tác dụng giảm đau và giảm sưng khớp.

Chế độ ăn trong một số bệnh viêm xương khớp thường gặp

1. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp, cho nên người béo phì cần giảm cân, cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

2. Người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp, nên ăn nhiều hơn bình thường bằng cách ăn thành nhiều bữa nhỏ (bữa phụ) để dung nạp tốt hơn.

3. Bệnh thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp cần ăn:

- Thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò.

- Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch...

- Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau.

- Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu...

Ngoài ra, có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để bổ sung thêm EPA và DHA.

                                            

Blossom Flaxseed Oil 1000mg – Omega 3,6,9 được chiết xuất từ tinh dầu hạt lanh có chứa hàm lượng EPA, DHA, DPA cao, giúp chống viêm sưng, rất hữu hiệu giảm thiểu triệu chứng bệnh viêm khớp tự nhiễm.

Blossom Flaxseed Oil 1000mg – Omega 3,6,9  giúp bảo vệ khớp xương, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ mọi tế bào khỏi hư hại, đồng thời giúp ngừa bệnh tim mạch, bảo vệ trái tim, đột qụy não, giúp ngăn chặn ung thư, làm giảm áp huyết, làm hạ cholesterol và triglyceride trong máu.

Sản phẩm được sản xuất tại Úc, thích hợp cho mọi đối tượng trong gia đình cùng sử dụng.

 

Theo  BS. CKI. TRẦN QUỐC LONG

Đang tải...