Giỏ hàng trống
Cập nhật phác đồ điều trị sởi mới do Bộ y tế ban hành ngày 18/04
Ngày 18/04, Bộ y tế ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi" kèm theo quyết định 1327-QĐBYT, ngày 18/04/2014 của Bộ trưởng Bộ y tế.
Theo đó, bệnh sởi được chia làm 2 thể : Thể điển hình và thể không điển hình
- Đối với thể điển hình có 4 giai đoạn bệnh:
+ Giai đoạn ủ bệnh từ 7-21 ngày (trung bình 10 ngày).
+ Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): Từ 2-4 ngày với các biểu hiện: người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
+ Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày, người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì tan biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ, dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
+ Giai đoạn phục hồi: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn xẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
- Ở thể không điển hình: Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ, phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.
Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.
Từ đó, Bộ y tế cũng đưa ra phác đồ điều trị sởi mới nhất:
1.Nguyên tắc điều trị :
Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
Người mắc bệnh sởi cần được cách ly
Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.
Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.
2. Điều trị hỗ trợ.
- Vệ sinh da, mắt, miệng, họng: không sử dụng chế phẩm có chứa corticoid.
- Tăng cường dinh dưỡng
- Hạ sốt:
+ Áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý như : lau nước ấm, chườm mát.
+ Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
- Bổ sung vitamin A :
+ Trẻ dưới 6 tháng : uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
+Trẻ 6-12 tháng : uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ trên 12 tháng và người lớn : uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A, lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.
· Chú ý : Với các trường hợp sởi có biến chứng nặng thường có biểu hiện giảm protein và albumin máu nặng cần cho xét nghiệm và bù albumin kịp thời.
3. Điều trị các biến chứng:
3.1 Viêm phổi do virus :
- Điều trị : Điều trị triệu chứng.
- Hỗ trợ hô hấp : Tùy theo mức độ suy hô hấp.
3.2 Viêm phổi do vi khuẩn mắc trong cộng đồng :
- Kháng sinh : beta lactam/ ức chế beta lactamase, cephalosporin thế hệ 3.
- Hỗ trợ hô hấp : Tùy theo mức độ suy hô hấp.
- Điều trị triệu chứng.
3.3 Viêm phổi do vi khuẩn mắc phải trong bệnh viện.
- Điều trị theo phác đồ điều trị viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
- Hỗ trợ hô hấp
- Điều trị triệu chứng.
3.4 Viêm thanh khí quản :
- Khí dung Adrenalin khi có biểu hiện co thắt, phù nề thanh khí quản.
- Hỗ trợ hô hấp
- Điều trị triệu chứng
3.5 Trường hợp viêm màng não cấp tính.
Điều trị : Hỗ trợ, duy trì chức năng sống.
- Chống co giật : Phenobarbital 10-20mg/kg, pha trong glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút. Lặp lại 8-12 giờ nếu cần. Có thể dùng Diazepam đối với người lớn 10mg/ tiêm truyền tĩnh mạch.
- Chống phù não :
+ Nằm đầu cao 300, cổ thẳng ( nếu không có tụt huyết áp)
+Thở oxy qua mũi 1-4lit/phút, có thể thở oxy qua mask hoặc thở CPAP nếu người bệnh còn tự thở được.Đặt nội khí quản sớm giúp thở khi điểm Glasgow < 12 điểm, hoặc SpO2 < 92%, hay PaCO2 > 50mmHg.
+ Thở máy khi Glasgow < 10 điểm.
+ Giữ huyết áp trong giới hạn bình thường.
+Giữ pH máu trong giới hạn 7.4, p CO2 từ 30-40mgHg
+Giữ Natriclorua máu trong giới hạn từ 145-150 mEq/lit bằng việc sử dụng NaCl 3%.
+Hạn chế dịch sử dụng 70-75% nhu cầu cơ bản (cần bù thêm dịch nếu mất nước do sốt cao, mất nước thở nhanh, nôn ỉa chảy...)
+Manitol 20% liều 0.5-1g/kg, 6-8 giờ 1 lần, truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút.
- Chống suy hô hấp : Suy hô hấp do phù phổi cấp hoặc viêm não.
Hỗ trợ khi có suy hô hấp.
- Có thể dùng Dexamethason 0.5mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần trong 3-5 ngày. Nên dùng thuốc sớm ngay sau khi người bệnh có rối loạn ý thức.
- Chỉ định IVIG ( Tiêm tĩnh mạch Immunoglobulin) khi có tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, viêm não. Chế phẩm: lọ 2.5g/ 50ml. Liều dùng : 5ml/kg/ngày x 3 ngày liên tiếp. Truyền tĩnh mạch chậm trong 8-10 giờ.
Theo Quyết định 1327/QĐ - BYT v/v "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi"
Bài viết liên quan
- NGUY HẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ ĐỂ RỬA MŨI (04/22/2014)
- Bệnh lý trên mắt do biến chứng của đái tháo đường (04/22/2014)
- Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn (04/22/2014)
- Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường (04/22/2014)
- Những điều cần biết về đường huyết (04/22/2014)