Giỏ hàng trống
20 thảo dược có hoạt tính kháng sinh tự nhiên mạnh
“Kháng sinh tư nhiên” là từ dùng để chỉ những chất có tác dụng kìm và/ diệt vi khuẩn, vi nấm, có trong các loại thảo dược. Đây thường là một hỗn hợp nhiều chất, do đó có thể làm giảm và ngăn ngừa tình trạng vi sinh vật kháng kháng sinh
Kháng sinh từ khi được Alexander Fleming tìm ra vào năm 1928, ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi những tác dụng không thể thay thế của nó. Tất cả các bệnh có liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, đều cần có sự góp mặt của kháng sinh trong điều trị. Kháng sinh gần như được coi là vũ khí duy nhất của con người trong cuộc chiến chống lại các vi sinh vật bé nhỏ này.
Nhưng một thực tế đang diễn ra là tình trạng lạm dụng kháng sinh gây kháng thuốc, làm giảm hoặc mất tác dụng của vũ khí duy nhất này. Đồng thời, các tác dụng phụ mà những kháng sinh tổng hợp này gây ra cũng làm con người e ngại. Chính những nguyên nhân này là động lực để các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế không ngừng nghiên cứu để tìm ra những biện pháp thay thế kháng sinh tổng hợp. Và kháng sinh tự nhiên đang dần được con người quan tâm và ưu tiên lựa chọn.
“Kháng sinh tư nhiên” là từ dùng để chỉ những chất có tác dụng kìm và/ diệt vi khuẩn, vi nấm, có trong các loại thảo dược. Đây thường là một hỗn hợp nhiều chất, do đó có thể làm giảm và ngăn ngừa tình trạng vi sinh vật kháng kháng sinh. Thay bằng việc chiết tách các chất có hoạt tính sinh học tương tự kháng sinh, hiện nay, chúng ta vẫn đang trực tiếp sử dụng những thảo dược này để điều trị bệnh.
Dưới đây là những thực phẩm, thảo dược có tính kháng sinh tự nhiên mạnh:
1. Hành: Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó. Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine. Hàm lượng sulfur trong củ hành (vốn cho củ hành mùi vị nồng đặc trưng) được cho là chứa những chất lợi tiểu và kháng khuẩn. Si rô làm từ hành đỏ có tác dụng như thuốc long đàm, dùng để trị cơn ho “cứng đầu”. Nó cũng giúp làm tăng lưu lượng máu và chống viêm sưng.
2. Tỏi: là một trong những cây thuốc cổ nhất, tỏi được sử dụng trong nhiều nền văn hóa như một loại kháng sinh tự nhiên và là thuốc trị cảm cúm. Chất allicin giúp tỏi có mùi vị nồng đặc trưng và có tác dụng chữa bệnh. Các cuộc nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp hạ huyết áp và giảm mức cholesterol.
Tỏi có hoạt tính chống lao, diệt Staphylococcus aureus, Pseudomonos aeruginosa, Candida albicans, Escherichia coli (E.coli), Streptococcus spp., Salmonella spp., Campylobacter spp., Protues merbilis, virus viêm gan, cúm B, HIV và nhiều vi khuẩn, vi nấm khác.Ngoài ra, tỏi còn là phương thuốc trị ngộ độc thực phẩm hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc tiêu chuẩn nào.
3. Cam thảo: có hoạt tính chống sốt rét, lao, Bacillis subtilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus sobrinus, S. mutans, Salmonella typhimurium, Escherichia coli, Candida albicans, Vibrio tả, Trichophyton mentagrophytes, T. rubrum.
Cam thảo là có hoạt tính kháng sinh khá mạnh, và có tác dụng tăng cường miễn dịch hiệu quả. Nó không có tác dụng phụ, đặc biệt kể cả khi lạm dụng.
4. Rau diếp cá : Diếp cá còn gọi là giấp, ngư tinh thảo. Mọc hoang hay trồng ở nơi ẩm ướt. Là một trong các loại rau thơm gia vị chủ yếu quen dùng ở miền Nam nước ta. Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khi phế quản, hen suyễn, ap-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.
5. Đu đủ: Quả đu đủ lâu nay được dùng như một phương thuốc dân gian để trị một số bệnh truyền nhiễm cũng như không truyền nhiễm. Theo báo Nigerian Tribune, quả đu đủ hiện là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để ứng dụng trong cuộc sống. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ hạt đu đủ có thể chống các vi trùng gây bệnh sốt thương hàn, bệnh tiêu chảy và một số bệnh về đường ruột khác.
6. Cam, chanh: Những loại quả có múi như cam và chanh chứa nhiều vitamin C, vốn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn. Bên cạnh đó, những loại quả này cũng giàu flavonoid vốn có tác dụng kháng sinh.
7. Trà xanh : Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trà xanh có thể giúp cải thiện hiệu quả tác dụng của thuốc kháng sinh. Trà xanh có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, chứa ít caffeine và có thể làm cho vi khuẩn dễ bị khuất phục trước thuốc kháng sinh.
8. Mật ong : Mật ong tốt cho điều trị vết thương và nhiễm trùng. Mật ong cũng được xem là một loại kháng sinh tự nhiên. Nhờ có những enzyme kháng khuẩn có thể loại bỏ hydrogen peroxide, mật ong có thể hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và được dùng để chữa các chứng nhiễm khuẩn bên trong và bên ngoài, đặc biệt là loét dạ dày.
9. Rau sam: Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.
10. Cây cúc dại : Cây cúc dại có thể được dùng để chữa côn trùng cắn, các loại vi khuẩn và vi rút. Nó cũng kích thích hệ miễn dịch để các tế bào bạch huyết có thể chống nhiễm trùng hiệu quả hơn. Nghiên cứu cho thấy uống bổ sung chiết xuất cúc dại thường xuyên giúp giảm đến 58% nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và giảm đáng kể rủi ro bị những bệnh khác như bạch hầu, viêm tế bào, nhiễm trùng máu cùng nhiều căn bệnh liên quan đến vi rút khác.
11. Cây lô hội (Aloe vera)
Aloe vera có hoạt tính chống Staphylococcus aureus, Pseudomonos aeruginosa, và herpes simplex virus type 1 và type 2. Sử dụng lô hội và mật ong là hai trong số những phương pháp điều trị ngoài da hiệu quả nhất cho bệnh nhân bỏng, để tăng tốc độ chữa lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
12. Cải ngựa (wasabi): Một nhóm các hợp chất trong wasabi tươi chuyển sang Isothiocyanates (ITCs). ITCs ức chế một số chủng vi khuẩn, nấm men và nấm mốc hay tác dụng chống vi khuẩn.
13. Nghệ: Những người mắc đột quỵ và người cao tuổi cần phải thêm gia vị này vào chế độ ăn hàng ngày. Nghệ là một loại kháng sinh tự nhiên để điều trị nhiễm trùng dẫn đến đột quỵ.
14. Dầu dừa: Dầu dừa là một trong những loại thuốc kháng sinh từ thực phẩm tự nhiên tốt nhất để điều trị nhiễm trùng da. Nó có axit béo gọi là lauric có tính kháng khuẩn.
15. Tinh dầu tràm gió: Eucalyptol là một trong các hoạt chất chính trong tinh dầu tràm gió, có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm... Hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.
Đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu. Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control).
16. Gừng: Gừng chứa hợp chất được gọi là gingerol. Thực phẩm kháng sinh tự nhiên này được sử dụng để điều trị nhiễm trùng liên quan đến miệng.
17. Dứa: Dứa có chứa một loại enzyme gọi là bromelain. Enzym rất hữu ích cho những người mắc nhiễm trùng ruột non. Nó cũng là một trong những loại thuốc kháng sinh tự nhiên tốt nhất để điều trị nhiễm trùng.
18. Quế: Quế giúp kháng nấm và kháng khuẩn, đặc tính chữa bệnh của quế được tìm thấy trong lớp vỏ của chúng. Quế giúp chống lại tất cả các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể.
19. Bắp cải: Một trong những loại thuốc kháng sinh từ thực phẩm tự nhiên tốt nhất để điều trị nhiễm trùng là bắp cải. Nó cũng có đặc tính chống ung thư, giúp bảo vệ bạn khỏi căn bệnh chết người này.
20. Lá kinh giới cay (Oregano): Bạn hãy làm cho mình một chút salad và rắc thêm lá kinh giới khô lên trên. Oregano giàu vitamin K, sắt và mangan đóng vai trò như một chất ôxy hóa, kháng khuẩn cho cơ thể khỏi tất cả các bệnh truyền qua không khí.
Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
Bài viết liên quan
- NGUY HẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ ĐỂ RỬA MŨI (01/11/2015)
- Bệnh lý trên mắt do biến chứng của đái tháo đường (01/11/2015)
- Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn (01/11/2015)
- Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường (01/11/2015)
- Những điều cần biết về đường huyết (01/11/2015)