Sắp có vaccine phòng tránh Ebola lâu dài với 1 liều duy nhất!

Ngày cập nhật: 11/06/2014

Mới đây nhất, các nhà khoa học tại Đại học Texas đang phát triển một loại vắc xin chống Ebola dạng xịt giúp cơ thể kháng lại vi rút Ebola lâu dài chỉ với 1 liều duy nhất, sau khi đã thử nghiệm thành công trên loài linh trưởng.

 



Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch bệnh do vi rút Ebola đã có mặt tại 9 quốc gia trên thế giới và đang có dấu hiệu giảm số mắc tại 3 quốc gia Tây Phi. Tích lũy từ tháng 12/2013 đến ngày 02/11/2014, Thế giới đã ghi nhận 13.633 trường hợp mắc (số báo cáo lần trước là 13.769), trong đó 5.000 trường hợp tử vong. Trong đó :

·    Guinea:1.667 trường hợp mắc, trong đó 1018 trường hợp tử vong

·    Liberia:6.535 trường hợp mắc, 2.413 trường hợp tử vong

·    Sierra Leone:5.338 trường hợp mắc, 1.510 trường hợp tử vong

·    Mali:   01 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong

·    Nigeria:  20 trường hợp mắc, 08 trường hợp tử vong

·    Senegal: 01 trường hợp mắc, 0 trường hợp tử vong

·    D.R.Congo:  66 trường hợp mắc, 49 trường hợp tử vong

·    Tây Ban Nha: 01 trường hợp mắc, 0 trường hợp tử vong

·    Mỹ:  04 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong

Trước tình hình diễn biến của bệnh, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực không ngừng để tìm ra các loại thuốc điều trị, cũng như thuốc và vaccine phòng bệnh, ngăn cản căn bệnh đáng sợ này lây lan và đe dọa toàn cầu.

Mới đây nhất, các nhà khoa học tại Đại học Texas đang phát triển một loại vắc xin chống Ebola dạng xịt sau khi đã thử nghiệm thành công trên loài linh trưởng.

Các nhà khoa học cũng tiết lộ loại vắc xin dạng xịt phun sương này có thể giúp cơ thể kháng lại vi rút Ebola lâu dài chỉ với 1 liều duy nhất.

Vắc xin này được tìm ra khi các nhà nghiên cứu tìm cách tăng cường hệ miễn dịch của các loài linh trường từ 67% lên 100% sau khi tạo ra miễn dịch chủng ngừa đối với dòng vi rút Ebola Zaire sau 150 ngày.

Đây là điều rất ý nghĩa bởi chỉ có 50% loài linh trưởng được tiêm chủng ngừa vào cơ bắp sống sót sau thử thách.

Sau giai đoạn thử nghiệm trên khỉ, giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu này sẽ là thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện.

Đây là điều rất ý nghĩa bởi chỉ có 50% loài linh trưởng được tiêm chủng ngừa vào cơ bắp sống sót sau thử thách.

Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này “có ý nghĩa toàn cầu, giúp kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh trong tương lai” bởi việc bảo quản, vận chuyển và quản lý rất đơn giản, không gây ra bất kỳ trở ngại nào như vắc xin dạng tiêm.

Kể từ khi dịch bệnh bùng nổ đến nay, căn bệnh này đã cướp đi gần 5.000 sinh mạng, phần lớn là ở Sierra Leone, Liberia và Guinea.

Các nhà khoa học cũng đang rất tích cực trong việc tìm kiếm vắc xin và thuốc điều trị . Một số loại vắc xin thử nghiệm vẫn đang được nghiên cứu tại Mỹ, Anh và Mali, kế hoạch sẽ được mở rộng thử nghiệm trên người tại một số khu vực ở châu Âu, Gabon và Kenya.

 

Theo Dailymail

Đang tải...