Giỏ hàng trống
Những bệnh thường gặp ở trẻ mùa thu đông
Thời điểm giao mùa, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ suy kém, trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, thậm chí có thể viêm khớp. Dưới đây là một số bệnh trẻ nhỏ dễ mắc trong mùa thu đông và cách phòng tránh tốt nhất cho trẻ.
Tiết trời chuyển sang thu nhiệt độ thay đổi thất thường, nắng hanh khô và có nhiệt độ cao tương đối vào ban ngày, trời se lạnh vào buổi tối cùng với sương mù sáng sớm. Thời tiết thay đổi đột ngột, lúc khô hanh lúc ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và chính là thời điểm làm bộc phát các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn dịch yếu do cơ thể con người chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của môi trường, thân nhiệt mất ổn định, khả năng đề kháng suy giảm là những thủ phạm chính gây “bệnh” cho cơ thể dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng.
Bệnh liên quan đến đường hô hấp
Viêm phế quản, biến chứng viêm phổi: Viêm phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời hoặc theo diễn tiến của bệnh... Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, nằm li bì.
Viêm họng cấp tính: Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn, có nhiều trường hợp do virus. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim
Cảm cúm: Trẻ em là nhóm mắc căn bệnh này nhiều do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện khiến virus cúm dễ dàng gây bệnh. Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn.
Bệnh về đường tiêu hóa
Bệnh về đường tiêu hóa phần lớn xảy ra trong khoảng từ tháng 8 – 12, thời điểm mùa thu là cao trào của bệnh. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy mùa thu là phát bệnh đột ngột, phần lớn trẻ mắc bệnh thường là sốt (nhiệt độ cơ thể lên tới 380C ~ 400C), phần lớn kèm theo bệnh cảm nhiễm đường hô hấp (như sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, ho, dát họng). Bệnh nặng biểu hiện đại tiện dạng nước hoặc buồn nôn. Tiêu chảy là do đường ruột của các bé phát triển chưa thành thục, hoạt tính enzime còn yếu, nhưng nhu cầu dinh dưỡng lại khá cao, đồng thời phải gánh trọng trách của đường ruột. Hệ thần kinh, hệ thống nội tiết, hệ tuần hòa và chức năng của gan, thận ở thời kỳ sơ sinh vẫn chưa thành thục, cơ năng điều tiết còn kém, khả năng miễn dịch cũng chưa thành thục.
Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp đặc biệt là bệnh thấp khớp thường gặp ở trẻ 5-15 tuổi, bệnh phát triển mạnh khi trời lạnh, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết.
Triệu chứng ban đầu của bệnh thể hiện qua viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng. Sau 7-10 ngày bệnh nhân có thể sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, sưng, nóng đỏ và đau các khớp lớn như khớp vai, háng... kéo dài chừng 5-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì.
Bệnh thấp khớp cần điều trị kịp thời để ngăn chặn sự tái phát và tránh tổn thương tim mạch.
Phòng tránh bệnh lúc giao mùa
Bổ sung lượng nước cho cơ thể và chế độ thực phẩm hợp lý: Nước giúp thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Vì thế cần đảm bảo từ 2 lít đến 2,5 lít/1 người/1 ngày.
Bổ sung các loại Vitamin và các chất đề kháng cho cơ thể: Vitamin có vai trò tăng cường sức đề kháng toàn diện và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Thực phẩm chứa kẽm tăng khả năng đề kháng cho cơ thể, phục hồi các tế bào bị tổn thương, giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Bổ sung một số acid béo như Acid béo Omega-3: có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống), có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Acid béo Omega-6 GLA (acid gamma-linolenic): ngăn chặn tiến trình sản sinh các prostaglandin gây chứng viêm với liều 1-3g/ngày. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA. Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400 mg tảo khô (biệt dược Linaforce). Người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô/ ngày (tương đương 90 mg acid GLA).
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Không nên ăn sống, ăn đồ lạnh, nên ăn thức ăn chín, uống nước sôi, rửa sạch chân tay, đặc biệt là phải rửa tay trước khi ăn ăn gì trị táo bón và sau khi đi vệ sinh; ra ngoài nhất định phải chú ý tới vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Khử trùng bát đũa: Dụng cụ dùng trong ăn uống (thớt, kéo, máy nghiền, các đồ đựng) vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng, trước khi dùng nên khử trùng.
Bảo quản thức ăn tốt: Thức ăn đặt trong tủ lạnh nên để trong hộp sạch sẽ. Phải nấu kỹ trước khi ăn. Giữ bầu không khí trong lành Do vì thời tiết bắt đầu se lạnh, nếu sợ lạnh mà đóng chặt cửa sổ, khiến cho không khí trong nhà không lưu thông có thể giảm thiểu cơ hội cảm nhiễm của khuẩn bệnh. Không nên tới bệnh viện tập trung nhiều bệnh nhân, hạn chế tới những nơi công cộng, giảm thiểu tiếp xúc cơ hội tiếp xúc với người bị bệnh tiêu chảy.
Bài viết liên quan
- NGUY HẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ ĐỂ RỬA MŨI (10/10/2014)
- Bệnh lý trên mắt do biến chứng của đái tháo đường (10/10/2014)
- Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn (10/10/2014)
- Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường (10/10/2014)
- Những điều cần biết về đường huyết (10/10/2014)