Dịch bệnh Ebola đã lan tới Mỹ

Ngày cập nhật: 10/02/2014

Tính từ tháng 12/2013 đến ngày 01/10/2014 đã ghi nhận 7227 trường hợp mắc, trong đó 3372 trường hợp tử vong. Gần đây nhất, ngày 30/9, Mỹ đã xác nhận ca bệnh nhiễm Ebola đầu tiên tại nước này.

Dịch bệnh do virus Ebola vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng, đe dọa tính mạng của nhiều người dân, đồng thời gây thiệt hại và đe dọa làm sụp đổ hoàn toàn nền kinh tế của các quốc gia có dịch.

 Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới dịch bệnh do vi rút Ebola tiếp tục gia tăng cả về số mắc và số tử vong tại 06 quốc gia châu Phi. Tính từ tháng 12/2013 đến ngày 01/10/2014 đã ghi nhận 7227 trường hợp mắc, trong đó 3372 trường hợp tử vong, cụ thể tại các quốc gia như sau:

-          Guinea: 1.157 trường hợp mắc, trong đó 710 trường hợp tử vong;

-          Liberia: 3.696 trường hợp mắc, trong đó 1.998 trường hợp tử vong;

-          Sierra Leone: 2.304 trường hợp mắc, trong đó 622 trường hợp tử vong;

-          Nigeria: 20 trường hợp mắc, trong đó 08 trường hợp tử vong;

-          Senegal: 01 trường hợp mắc, 0 trường hợp tử vong;

-          D.R.Congo: 70 trường hợp mắc, trong đó 42 trường hợp tử vong

  Báo cáo thống kê đã ghi nhận 385 trường hợp là cán bộ y tế mắc bệnh, trong đó có 224 trường hợp tử vong.

Dịch bệnh do Ebola đang lan rộng

Mới đây nhất, ngày 30/9/2014, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã xác nhận trường hợp người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola sau khi trở về từ Liberia.

Bệnh nhân từ Liberia đi du lịch tới Dallas và Texas vào ngày 20/9/2014, và xuất hiện các triệu chứng vào ngày 24/9/2014 đã đi khám bệnh tại bệnh viện ở Dallas. Tới ngày 26/9/2014, bệnh nhân ốm nặng và  các nhân viên y tế đã phát hiện những triệu chứng giống như triệu chứng của bệnh Ebola, do dó yêu cầu bệnh nhân nhập viện ngày 28/9/2014.

Bệnh nhân Ebola này tới Mỹ để thăm gia đình và đã ở cùng gia đình trước khi nhập viện. Ông này đã có tiếp xúc với một số người trong thời gian có triệu chứng nhiễm bệnh, trong đó có các thành viên gia đình và có thể một số người khác trong khu vực. Giám đốc CDC Frieden khẳng định, hầu như không có rủi ro nào đối với những người đã bay cùng chuyến bay với người này.

Bệnh nhân được xác định không tham gia vào nỗ lực chống dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi.

Dựa trên tiền sử và những triệu chứng, CDC đã tiến hành cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, kết quả xét nghiệm dương tính với Ebola được công bố vào ngày 30/9/2014.Bệnh nhân trên hiện đang được cách ly tại một khu vực chăm sóc đặc biệt.

Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 30/9, ông Thomas Frieden, Giám đốc CDC, cho biết, cơ quan này đang nỗ lực xác định những người đã có tiếp xúc với bệnh nhân Ebola nói trên. “Tôi tin là chúng tôi kiểm soát được”.

Tất cả người nhà và người có tiếp xúc với bệnh nhân sẽ được theo dõi trong 21 ngày bởi 1 nhóm chuyển gia do CDC cử đi. Nếu phát hiện những triệu chứng của Ebola sẽ lập tức được cách ly.

Nhà chức trách Mỹ không tiết lộ thông tin về chuyến bay hay hãng hàng không mà bệnh nhân Ebola này đi từ Liberia sang Mỹ.

Triệu chứng bệnh do virus Ebola

Để ngăn dịch Ebola xuất hiện ở Mỹ, nhà chức trách nước này đã cách ly và thực hiện xét nghiệm đối với những người trở về từ vùng dịch ở châu Phi. Đã có 3 nhân viên cứu trợ người Mỹ sang Tây Phi chống dịch và bị mắc Ebola. Những ngày đã được đưa về Mỹ điều trị, bình phục và xuất viện.

Đến nay, nhà chức trách Mỹ loại trừ khả năng xảy ra dịch Ebola tại Mỹ, nói rằng năng lực y tế cao cấp của Mỹ đủ để nhanh chóng cách ly căn bệnh.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã cử 1.400 quân tới Liberia để giúp nước này chống dịch Ebola. Những binh sỹ Mỹ này sẽ giám sát việc xây dựng các cơ sở điều trị cho bệnh nhân mắc Ebola.

Hiện chưa có phương thuốc điều trị nào đối với Ebola, dù các hãng dược đang nỗ lực phát triển các loại vaccine và thuốc có thể được sử dụng cho một trận dịch Ebola khác trong tương lai.

Cũng theo CDC, dự đoán tới tháng 01/2015, số người nhiễm Ebola tại Tây Phi có thể lên tới 1,4 triệu người.

Đang tải...