Cần làm gì khi bị nổi mề đay?

Ngày cập nhật: 09/19/2014

Nên giảm ăn đường, muối, thức ăn kích thích, thức ăn nhiều đạm... tránh gió, nước, đồng thời nên bổ sung các sản phẩm tăng cường giải độc gan, thanh lọc độc tố khỏi cơ thể.

Ngoài việc kiêng gió lạnh, kiêng nước, người bị bệnh dị ứng,  mề đay, sẩn ngứa phải tuân thủ theo chế độ ăn như sau.

 Đối với bệnh mề đay cấp tính: cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.

- Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.

- Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước.

- Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa...

Hạn chế ăn hải sản khi bị nổi mề đay

- Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C, ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...

- Đối với trẻ em: Cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...

Khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải tuyệt đối kiêng kỵ một số loại thức ăn, nhất là các loại cá, cá trèm, cá mực, lươn; các loại có vỏ (tôm, cua,  sò biển các loại, thịt ngan, dê, bò, thủ lợn) cùng nấm ăn, nấm hương, tỏi, hành tây, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương).

Trường hợp gây ngứa nhiều, có thể dùng giấm pha nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.

Đối với mề đay mãn tính: vì thường liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Một số món ăn giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi bị mề đay:

Cháo khổ qua - rau muống - tim lợn: tim lợn 1 quả, khổ qua 60g, rau muống 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Khổ qua rửa sạch bỏ ruột thái lát mỏng. Rau muống rửa sạch cắt ngắn. Quả tim lợn bổ làm tư rửa sạch, gạo vo sạch. Cho gạo cùng tim lợn vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, cháo chín kỹ cho khổ qua vào đun tiếp, cho rau muống đun sôi thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: khổ qua tính mát, thanh nhiệt chống dị ứng, dịu cơn ngứa và làm mát da; rau muống vị ngọt tính hơi hàn, tác dụng tiêu độc, nhuận cơ, sinh cơ, chống ngứa, tiêu phù, hoạt trường; tim lợn bổ tâm, kiện não; gạo tẻ bổ tỳ dưỡng cơ nhục. Món này thích hợp với người bị mề đay hay tái phát, người nóng, hay ngứa lở ngoài da, tim hồi hộp, ngủ trằn trọc.

Cháo hạt sen hỗ trợ trị bệnh mề đay

Cháo chi tử - hạt sen: chi tử 16g, hạt sen 20g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm vào nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước thuốc. Cho gạo và hạt sen vào nồi, đổ nước thuốc nấu thành cháo. Khi cháo chín nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: hạt sen bổ tâm tỳ, tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Chi tử chống viêm, thanh nhiệt tả hỏa, an thần. Gạo tẻ dưỡng cơ nhục, bổ ngũ tạng. Bài này phù hợp với những người bị mề đay thể phong nhiệt với biểu hiện: cơn ngứa bùng phát rất nhanh, toàn thân nóng ran, mặt da đỏ, sưng nề nhẹ kèm theo các nốt tịt và những mảng da dày, có co cứng, tê bì...

Cháo rau má - đậu xanh: rau má 70g, đậu xanh 30g, gạo tẻ 40g, gia vị vừa đủ. Rau má rửa sạch cắt ngắn. Đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo đãi sạch, cho hai thứ vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, khi cháo chín cho rau má vào đun thêm một lát là được, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: rau má tính mát nhuận gan, mát phổi, kháng viêm, tiêu độc. Đậu xanh mát bổ, thanh nhiệt tiêu độc, chống dị ứng, giải độc rất tốt. Món này tác dụng giảm ngứa, kháng viêm, nhuận huyết, tiêu độc, lợi gan mật..., rất phù hợp với những người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

Ngoài chế độ ăn uống, nên sử dụng thêm các sản phẩm giải độc gan, thanh lọc cơ thể, giảm mụn nhot, mẩn ngứa , mề đay như : Artemune, Chlorophyll K-Link, Liver Clinz

Thông tin tham khảo hữu ích:

- Chuyển mùa, cẩn thận với mề đay, dị ứng!

Đang tải...