Giỏ hàng trống
Chuyển mùa, cẩn thận với bệnh mề đay, dị ứng
Thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho bệnh lý dị ứng, mề đay xuất hiện, với biểu hiện đặc trưng là các vết sần phù trên môi, thân mình, đùi...xuất hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối, kèm theo ngứa khó chịu.
Bệnh mề đay được xem là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa đặc biệt vào cuối thu, đầu đông.
Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh khiến bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động, làm việc.
Nguyên nhân triệu chứng bệnh mề đay
Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, bao gồm:
- Do di truyền: chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết, chính vì vậy nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này.
- Do cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
- Do thói quen uống ít nước mỗi ngày khiến da khô, các chất độc trong cơ thể không được lọc thông qua hệ hống bài tiết khiến bệnh mề đay có điều kiện xuất hiện.
- Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn, … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.
- Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay: Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin (đây là thuốc dễ gây ra bệnh mề đay nhất nếu cơ thể bị dị ứng), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), thuốc điều trị cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai… Bệnh mề đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.
- Do nọc độc của một số loại động vật: Ong, kiến, sâu bọ, muỗi, rệp…
- Do dị ứng với rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc, lông động vật…
- Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.
- Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Bệnh mề đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh;
- Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao;
- Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.
- Do bệnh nhân mắc phả một số căn bệnh ác tính: bệnh mề đay có thể hình thành do một số căn bệnh ác tính như ung thư, cường giáp trạng, Luput ban đỏ…
- Do cơ thể bị chấn thương, cọ xát cũng là nguyên nhân gây nên bệnh mề đay khó chịu này.
Bệnh mề đay thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể là một nguyên nhân đơn lẻ hoặc tổng hợp của một số nguyên nhân, chính vì vậy bạn cần lưu ý để phối hợp với bác sỹ trong việc tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nhằm có hướng điều trị phù hợp nhé.
Triệu chứng biểu hiện của bệnh mề đay
Triệu chứng biểu hiện của bệnh mề đay khá rõ nét và rất dễ nhận biết, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn nhầm lẫn giữa triệu chứng bệnh mề đay và triệu chứng biểu hiện trên da do sâu bọ cắn, chính vì vậy, khi thấy một hay một số những biểu hiện dưới đây bạn cần nhanh chóng xác định ra bệnh mề đay để có biện pháp xử lý phù hợp nhé:
- Ngứa trên da: Đây là triệu đầu tiên và chủ yếu khiến người bệnh rất khó chịu, cảm giác ngứa kèm theo nóng rát, khi gãi nhiều có thể gây ra các tổn thương như xước da, mụn mủ bội nhiễm rất nguy hiểm.
- Nổi các nốt sẩn phù: là những tổn thương có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc không đều, kích thước vài mm đến vài cm, vùng trung tâm có màu trắng trắng, ngoại vi màu hồng nhạt, ấn vào có cảm giác căng. Có thể nổi sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể, có thể gây phù lớn, sau vài phút hoặc vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết và không gây ra tổn thương trên da nếu bạn không gãi. Vết sẩn có thể nổi ở chỗ này lặn ở chỗ khác không định vị rõ.
Từ sẩn đỏ bằng đầu đũa đến nổi to từng mảng đỏ, sưng phù, luôn luôn kèm theo triệu chứng ngứa. Mề đay có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, nổi lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày.
Vị trí thường nổi mề đay là thân mình, mông, đùi, môi hoặc chỗ da bị bó chặt như lưng quần. Có dạng đặc biệt là mề đay nổi dưới da, thường làm phù mí mắt, phù môi, phù trong cổ họng.
- Các thương tổn mề đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn, nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải cấp cứu kịp thời.
- Bệnh mề đay tiến triển thành từng đợt đặc biệt là những ngày tiết trời chuyển mùa, có gió lạnh, mỗi đợt không quá vài ba ngày, đặc biệt có những trường hợp bệnh tái phát liên tục nhiều lần, trở thành mạn tính.
- Bệnh mề đay có thể đi kèm với một số triệu chứng như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch cần phải được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Bài viết liên quan
- NGUY HẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ ĐỂ RỬA MŨI (09/19/2014)
- Bệnh lý trên mắt do biến chứng của đái tháo đường (09/19/2014)
- Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn (09/19/2014)
- Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường (09/19/2014)
- Những điều cần biết về đường huyết (09/19/2014)