Giỏ hàng trống
Các bệnh lý trẻ nhỏ dễ mắc trong mùa thu
Thời tiết mùa thu làm trẻ nhỏ dễ mắc nhiều bệnh lý có liên quan đến sự nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, các bệnh lý về hệ hô hấp.
Thời tiết đã bắt đầu chuyển sang thu với những cơn mưa bất chợt và nhiệt độ chênh lệch nhiều hơn giữa ngày và đêm. Đây là những điều kiện làm giảm sức đề kháng của cơ thể nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và virus. Vào mùa này, trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa thu:
1.Viêm, đau họng
Các triệu chứng khi bị đau họng có thể bao gồm: Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch…
Khi trẻ bị viêm họng, thường được các bác sĩ kê thuốc kháng sinh. Các bố mẹ nên chú ý đảm bảo cho trẻ dùng đủ liều tới khi khỏi và ít nhất uống từ 5-10 ngày. Ngoài ra có thể cho trẻ sử dụng một số thảo dược chống viêm, giảm đau nếu không muốn dùng kháng sinh, như : xạ can, lá hẹ…
2.Hen, dị ứng
Mùa thu là thời điểm mà con người dễ bị dị ứng hơn hẳn mùa hè và mùa đông.
Hen suyễn dị ứng thường là do cơ thể phản ứng với thứ gây dị ứng như phấn hoa, lông thú vật, nấm mốc… gây ra. Triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở.
Nếu trẻ là người dễ bị dị ứng với phấn hoa thì hãy cẩn thận vì nó xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt.
Nếu trẻ thường bị dị ứng với nấm mốc, bụi bặm hay chất gây dị ứng trong nhà thì bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp để hạn chế nấm mốc và các yếu tố có thể gây dị ứng phát triển. Tạo không gian vui chơi thoáng mát, sạch vi khuẩn, nấm mốc bằng cách sử dụng các loại tinh dầu giúp kháng khuẩn, tăng miễn dịch hô hấp như : tinh dầu oải hương, sả chanh, hương thảo, tràm gió…
3.Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu. Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… thêm vào đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
4.Cảm/cúm
Cảm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do virus. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.
Triệu chứng: trẻ thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi.
Cách tốt nhất để phòng cúm cho trẻ là tiêm vaccine phòng bệnh. Nếu đã bị cảm cúm, cần lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm cho trẻ, các thuốc này thường làm cho trẻ rất mệt, đắng miệng, chán ăn…Có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm thảo dược để hạn chế các tác dụng phụ từ thuốc tân dược
Tham khảo sản phẩm hỗ trợ trị cảm cúm Futasol ( tại đây)
Ngoài ra, để phòng cảm cúm cho trẻ, các bố mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước tắm có pha tinh dầu tràm gió, giúp trẻ tăng miễn dịch hệ hô hấp, sát khuẩn.
5.Trẻ bị chấy, rận và các vi sinh vật ký sinh
Đây là hiện tượng dễ lây lan nhất trong trường học, do trẻ thường chơi hoặc ngủ trưa cùng nhau.
Triệu chứng: trẻ bị ngứa da đầu. Đôi khi nổi hạch vùng cổ.
6.Bệnh sốt phát ban
Hầu hết trẻ mắc bệnh này trước khi học mẫu giáo, nhưng cũng có những trẻ gặp phải khi học tiểu học.
Triệu chứng: biểu hiện rõ nhất là trẻ sốt và nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.
Chữa trị: bệnh do lây nhiễm virus vì thế không thể làm được gì ngoài việc điều trị những triệu chứng. Do đó, việc phòng bệnh cho trẻ được cho là biện pháp tối ưu hơn. Các bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng, có thể sử dụng thêm các sản phẩm tăng cường miễn dịch giúp trẻ có đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh.
7.Bệnh thủy đậu
Là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ mắc bệnh này. Bệnh lây lan do người bệnh ho phát tán virus trong không khí và người lành hít phải.
Triệu chứng: triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện sau 10 - 21 ngày từ khi nhiễm virus. Những vết phồng đỏ mọng nước nổi lên trên da. Chúng gây ngứa và sau đó đóng vảy.
Chữa trị: hầu hết các trường hợp mắc bệnh chỉ được điều trị các triệu chứng. Nên phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin cho trẻ.
Bài viết liên quan
- NGUY HẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ ĐỂ RỬA MŨI (09/03/2014)
- Bệnh lý trên mắt do biến chứng của đái tháo đường (09/03/2014)
- Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn (09/03/2014)
- Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường (09/03/2014)
- Những điều cần biết về đường huyết (09/03/2014)