Dấu hiệu rối loạn nội tiết nữ giới cần lưu ý

Ngày cập nhật: 10/14/2014

Lối sống và chế độ ăn uống sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ tới việc sinh tổng hợp hormone giới tính trong cơ thể. Tình trạng rối loạn nội tiết trở lên không còn hiếm gặp. Thậm chí nhiều biểu hiện trở lên quá thông dụng khiến nhiều người thờ ơ và không giành những quan tâm đúng mức. Việc hiểu sai nguyên nhân của các dấu hiệu này làm cho việc điều trị trở lên khó khăn.

Một số biểu hiện của rối loạn nội tiết mà có thể bạn không nghĩ tới.

1. Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung

2. Thường xuyên đau tức núi đôi.

3. Nóng tính: ở thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố ở cơ thể phụ nữ bị suy giảm, hormon estrogen trong cơ thể cũng giảm theo, làm cho tâm sinh lý thay đổi, dễ nổi nóng, khó chịu.

4. Hiếm muộn: rối loạn nội tiết tố nữ có thể làm tổn thương sâu nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung mỏng làm giảm khả năng mang thai.

5. Nám da, da khô: da mặt xuất hiện các vết nám sạm, nhiều tàn nhang cũng là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố.

6. Tăng cân đột ngột: rối loạn nội tiết tố làm cho lượng mỡ tích lũy nhiều, đặc biệt là ở vùng bụng. Nếu bạn tăng cân đột ngột thì có thể nội tiết tố của bạn đang bị mất cân bằng.

7. Lão hóa sớm và tóc bạc: Sự mất cân bằng nội tiết tố làm giảm hormon sinh dục, dẫn đến quá trình lão hóa diễn ra nhanh, tóc bạc sớm.

8. Rậm lông: ở cả nam và nữ đều có quá trình sản xuất và giải phóng estrogen (hormone giới tính nữ) và androgen (hormone giới tính nam), nhưng ở nam giới lượng androgen nhiều còn ở nữ giới lượng estrogen nhiều hơn để tạo lên sự khác biệt giữa  hai giới. Khi bị rối loạn nội tiết nữ, cơ thể sản sinh ra androgen nhiều, làm cho phụ nữ mọc lông nhiều.

Do đó, việc lấy lại sự cân bằng vể nội tiết tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ trong việc cải thiện diện mạo bên ngoài, mà còn giúp làm giảm nguy cơ bệnh lý, và góp phần quan trọng trong việc điều trị vô sinh, hiếm muộn.

                            

Liệu pháp hormone ( bổ sung trực tiếp 1 hay nhiều hormone giới tính nữ vào cơ thể) thường được sử dụng cho tình trạng mất cân bằng nội tiết tố này. Tuy nhiên, việc sử dụng các hormone này trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như : làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch : bệnh tim, huyết khối tĩnh mạch sâu, đột quỵ…, làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, gây tắc mạch, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung…Do đó, việc sử dụng liệu pháp hormone luôn cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng về nguy cơ/lợi ích.

 

Hiện nay, con người đang tìm đến những biện pháp bổ sung nội tiết tố nữ an toàn, để giảm tác dụng phụ đến từ “liệu pháp hormone thay thế”.  Việc sử dụng estrogen có nguồn gốc thực vật được cho là biện pháp an toàn và hiệu quả hơn hết.

Estrogen thực vật - phytoestrogen là tên gọi cho loại hoạt chất có nhiều trong đậu nành : isoflavon. Đặc biệt trong tinh chất mầm đậu nành, hàm lượng isoflavon được tăng lên nhiều lần, nâng cao hiệu quả tác dụng.

Isoflavon có tác dụng tương tự như estrogen do cùng tác động trên 1 loại thụ thể beta-estrogen. Điểm đặc biệt, isoflavon kích thích sự tổng hợp globulin trong máu, có tác dụng gắn với các hormone sinh dục ( SHBG), do đó làm chậm lại tác dụng của estrogen, giảm tác dụng không muốn của estrogen tại màng trong tử cung và vú. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư tử cung khi thừa hormone này.

 

Cơ chế cân bằng nội tiết tố nữ giới được đảm bảo một cách an toàn nhờ isoflavon trong tinh chất mầm đậu nành, giúp ngăn chặn và cải thiện những dấu hiệu của tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.

Hiện tại, các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đang khuyến cáo viêc sử dụng isoflavon trong tinh chất mầm đậu nành thay cho liệu pháp hormone thay thế.

Đang tải...