Thân nhiệt và cách đo thân nhiệt khi trẻ bị sốt

Ngày cập nhật: 06/18/2014

Mỗi người có nhiệt độ trung bình khác nhau, được giữ ổn định trong một khoảng nhất định, thường từ 360C – 37.40C,  gọi là thân nhiệt. Sự biến đổi thân nhiệt ngoài khoảng cho phép gây ra tình trạng bệnh lý và sẽ nghiêm trọng hơn đối với trẻ nhỏ. Việc đo thân nhiệt đúng cách, giúp kịp thời phát hiện những thay đổi có tính bệnh lý ở trẻ.

Thân nhiệt?

Mỗi người có nhiệt độ trung bình khác nhau, được giữ ổn định trong một khoảng nhất định, thường từ 360C – 37.40C,  gọi là thân nhiệt. Thân nhiệt của trẻ em hơi cao hơn người lớn, nam giới thấp hơn nữ giới một chút.

Thân nhiệt thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, thấp nhất vào sáng sớm khi đang ngủ và cao nhất vào nửa buổi chiều. Các hoạt động của cơ thể cũng như nhiệt độ môi trường cũng có ảnh hưởng tới thân nhiệt.

Sự tăng giảm thân nhiệt đều có tính tạm thời, ngắn hạn, và được điều hòa theo những cơ chế thông minh của “vùng dưới đồi” trong não bộ. Khi thân nhiệt xuống thấp, vùng này sẽ kích thích các phản ứng như run, co để các cơ bắp vận động tạo ra nhiệt. Khi thân nhiệt tăng, vùng dưới đồi này sẽ phát tín hiệu để tăng đổ mồ hôi, giảm chuyển hóa dinh dưỡng, giúp hạ nhiệt độ.

                    

Sốt là gì?

Sốt là khi nhiệt độ lên cao do tình trạng bệnh lý của cơ thể, gồm 3 giai đoạn:

-          Cơ thể phản ứng với tác nhân gây sốt bằng cách tăng bạch cầu, nhiệt độ lên cao, da lạnh, cơ thể run rẩy, mạch máu ngoại vi co hẹp, da xanh nhợt, khô. 

-          Trong giai đoạn 2, nhiệt độ giữ ở mức cao, cơ thể hết run

-          Sau đó, nhiệt độ giảm, đổ mồ hôi, da lạnh và trở lại mầu sắc bình thường.

Theo các nhà khoa học, một cơn sốt nhẹ làm tăng interferon, một chất thiên nhiên chống virus và ung thư; tăng khả năng diệt vi khuẩn. Nhiệt độ cao cũng gây cản trở cho sự tăng sinh của vi khuẩn.

Do đó, sốt có thể coi là một phản ứng của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh và tự bảo vệ.

Biến chứng của nóng sốt

- Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng khi nhiệt độ lên cao.

-Vì đổ mồ hôi nhiều cho nên thể tích máu giảm, ảnh hưởng tới việc lưu thông máu. Tuy nhiên, đổ mồ hôi là phản ứng tự nhiên và có ích của cơ thể để hạ thân nhiệt.

-Rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu, bệnh nhân hay bị táo bón, ít nước miếng, miêng lưỡi viêm đỏ khô, biếng ăn.

-Thay đổi tâm trạng, đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ em. Bệnh nhân mê sảng, nói năng lung tung, kém suy luận.

Khi nhiệt độ lên tới 41ºC thì chức năng của não bắt đầu rối loạn, nếu lên tới 42.2ºC thì não bị tổn thương, gây co giật cơ bắp, nhất là ở trẻ em

-Nhức đầu.

-Ớn lạnh đặc biệt khi máu bị nhiễm trùng huyết

-Trong một vài trường hợp, sốt có thể kích thích các virus gây bệnh đang ngủ yên, bừng tỉnh, tái hoạt động.

-Sốt vừa phải giúp tăng tính miễn dịch, giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn. Nhưng sốt quá cao và kéo dài quá lâu lại làm suy giảm miễn dịch.

                                     

Những hậu quả của sốt thường nghiêm trọng hơn với người cao tuổi và đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, cần quan tâm theo dõi thân nhiệt của trẻ để kịp thời phát hiện và xử lý cơn sốt khi cần thiết.

Làm thế nào để biết trẻ bị sốt?

Việc đầu tiên, mọi người thường làm khi nghi ngờ trẻ có sốt là việc để bàn tay lên trán trẻ. Việc này giúp sơ bộ phán đoán, tuy nhiên không thực sự chính xác. Khi đó ta nên cặp nhiệt độ để biết chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ: sốt vừa: 37.80C đến 38,50C; Sốt cao khi nhiệt độ trên 38,50C; Sốt cao ác tính khi nhiệt độ trên 40,50C – 410C.

Cách đo thân nhiệt cho trẻ

Rửa sạch ống đo nhiệt, vẩy ống để mức thủy ngân xuống dưới 360C rồi bôi một ít dầu vaseline vào đầu ống (để dễ dàng đưa ống đo vào hậu môn bé).

Đối với trẻ sơ sinh, đặt bé nằm ngửa, một tay nắm lấy 2 chân bé giơ lên, còn tay kia đút từ từ phần đầu, có đựng thủy ngân bên trong và đã được bôi dầu vaseline vào hậu môn của bé, tới gần hết phần này. Làm xong động tác này, tiếp tục giữ phần còn lại của ống đo trong tay.

Đối với trẻ lớn hơn, để trẻ nằm sấp rồi đút ống đo nhiệt độ từ từ vào hậu môn… cần để ống đo trong hậu môn, ít nhất là 2 phút.

                               

Đo ở nách

Đo thân nhiệt ở nách dễ thực hiện và thuận tiện hơn so với cách đo nhiệt độ hậu môn. Số đo nhiệt độ đo ở nách thường thấp hơn số đo nhiệt độ  hậu môn khoảng 0,50C.

Trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,50C (hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử). Khi đặt ống nhiệt vào nách trẻ, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da. Chờ tối thiểu 5 phút với ống thủy (hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử) mới đọc kết quả. Cộng thêm 0,50C để có được thân nhiệt trung tâm (thân nhiệt nách thấp hơn thân nhiệt trung tâm 0,50C).

Đo ở tai

Thiết bị đo thân nhiệt ở tai ít gây khó chịu cho trẻ, cho kết quả nhanh hơn và không gây nguy hiểm (không làm thủng màng nhĩ). Tuy nhiên, số đo có thể dao động nếu cha mẹ đặt nhiệt kế không đúng vị trí hoặc trẻ quá bé (dưới 3 tháng tuổi). Để đo được chính xác ta làm như sau:

Đặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng đứng. Trẻ em dưới 1 tuổi ống tai xu thế hướng ra trước, do đó khi đo phải kéo vành tai ra hướng sau so với lỗ tai. Trẻ trên 1 tuổi thì ống tai có xu hướng chúc xuống nên khi đo phải kéo vành tai lên trên. Nhiệt độ hai bên tai trái và phải không giống nhau, do đó phải đo một bên nhất định.    

Hãy quan tâm hơn đến sự biến đổi thân nhiệt của con trẻ để bảo vệ bé tốt hơn.

Đang tải...