Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường

Ngày cập nhật: 06/16/2015

Tiểu đường là bệnh liên quan đến tình trạng tăng lượng đường trong máu. Một số triệu chứng, giúp cảnh báo  bệnh tiểu đường mà mỗi người nên biết như : ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, mệt mỏi thường xuyên, nhìn mờ...

Nguyên nhân của đái tháo đường?

Lượng đường trong máu phụ thuộc chủ yếu vào lượng đường từ thức ăn đưa vào và hormone tuyến tụy insulin. Đây là hormone được sản xuất tại tuyến tụy, có tác dụng giúp đưa glucose vào tế bào để sử dụng và tạo ra năng lượng, từ đó giúp điều hòa lượng đường huyết.

Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .

Có những loại đái tháo đường nào?

Đái tháo đường type 1: Type Đái tháo đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, các tế bào đảo tụy giảm hoặc không thể sản xuất insulin. Do đó, glucose trong máu không được đưa vào tế bào, làm đường huyết tăng cao trong khi tế bào không có năng lượng.

Đái tháo đường type 2: Đây là đạng Đái tháo đường thường gặp nhất. Ở bệnh đái tháo đường type 2, các tế bào đảo tụy vẫn sản xuất insulin, nhưng tế bào giảm nhạy cảm với insulin làm insulin không tác động được tới tế bào, không hoàn thành được nhiệm vụ đưa glucose vào tế bào. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.

Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề nghiêm trong cho mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.

                                 

Những triệu chứng báo hiệu đái tháo đường?

-       Mệt mỏi thường xuyên : Do glucose không được đưa vào tế bào để tạo năng lượng, làm cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi.

-       Giảm cân : Do các rối loạn trong chuyển hóa glucose, lipid, protein… các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được cơ thể sử dụng.

-       Tiểu nhiều, khát nước nhiều : Lượng đường trong máu tăng cao, làm cho thận không thể hoàn thành chức năng lọc máu để giữ lại đường. Đường sẽ được đưa ra khỏi cơ thể với lượng lớn nước tiểu. Cơ thể chống lại hiện tượng này bằng việc gửi tín hiệu tới não, yêu cầu đưa thêm nước vào cơ thể, pha loãng đường trong máu và để bù lại lượng nước mất đi qua đường tiết niệu.

-       Ăn nhiều : Trong đái tháo đường type 2, tế bào giảm nhạy cảm với insulin, lượng insulin trong máu tăng cao. Insulin kích thích gây ra cảm giác đói và muốn ăn, mặc dù việc này không làm tăng cân và bù được năng lượng thiếu hụt.

-       Chậm lành vết thương : Các tể bào bạch cầu trong máu, có tác dụng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, đồng thời giúp dọn dẹp các mô và tế bào chết, làm vết thương mau lành. Trong bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu tăng cao, cản trở hoạt động của các tế bào bạch cầu, đồng thời tế bào không có đủ dinh dưỡng để hoạt động…, làm vết thương chậm lành. Ngoài ra, cơ thể giảm miễn dịch nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus

-       Đái tháo đường còn gây ra tình trạng nhìn mờ và ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của người bệnh.

Các biến chứng của Đái tháo đường?

Trong bệnh đái tháo đường, ở cả 3 type thì tế bào đều không được cung cấp glucose cho các hoạt động chuyển hóa, thiếu năng lượng, do đó đái tháo đường là bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề cho người bệnh.

Biến chứng cấp tính:

+ Đường trong máu tăng cao, làm thay đổi thành phần máu,dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu, gây hôn mê, hoặc làm tăng tạo thể cetonic, gây nhiễm độc cetone, và dẫn tới hôn mê. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong.

+ Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc, insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong.

Biến chứng mãn tính :

+ Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quị, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.

+ Biến chứng mắt : Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lào, giãm thị lực.

+ Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Đái tháo đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận. Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.

+ Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.

Trong điều trị đái tháo đường, không chỉ bao gồm việc dùng thuốc hay insulin mà việc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể thao cũng nằm trong phác đồ điều trị. 

Đang tải...