Giỏ hàng trống
Dấu hiệu, các yếu tố nguy cơ và thay đổi sinh hoạt trong bệnh cao huyết áp
Một trong những vấn đề nguy hiểm nhất của tăng huyết áp là bạn có thể không biết rằng bạn có nó. Do đó, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tăng huyết áp để tự bảo vệ mình.
Cao áp huyết là gì?
Bình thường, áp suất tâm thu dưới 140 và áp suất tâm trương dưới 90, khoảng 120/80. Huyết áp từ 140/90 trở lên được xem là cao (đo ít nhất 2 lần, vào 2 dịp khác nhau).
Một trong những vấn đề nguy hiểm nhất của tăng huyết áp là bạn có thể không biết rằng bạn có nó. Trên thực tế, gần một phần ba số người cao huyết áp không biết rằng mình có bệnh. Cách duy nhất để biết nếu huyết áp của bạn cao là thông qua kiểm tra thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có người thân bị huyết áp cao.
Triệu chứng ?
Nếu huyết áp của bạn là rất cao, một số triệu chứng sau có thể gợi ý cho bạn về tình trạng bệnh này:
- Nhức đầu dữ dội
- Mệt mỏi hoặc nhầm lẫn
- Vấn đề về thị giác
- Đau ngực
- Khó thở
- Nhịp tim không đều
- Máu trong nước tiểu
- Đập thình thịch trong lồng ngực, cổ, hoặc tai
Tăng huyết áp không được điều trị có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ, bệnh tim, suy thận và vấn đề về mắt.
Yếu tố nguy cơ?
Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ dưới đây, bạn nên quan tâm hơn đến huyết áp của mình:
- Tiền sử gia đình có người cao huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường
- Trên 55 tuổi
- Thừa cân
- Không vận động cơ thể
- Uống rượu quá mức
- Hút thuốc
- Ăn các loại thực phẩm nhiều muối
- Sử dụng một số thuốc như NSAID (ibuprofen, aspirin, ví dụ), thuốc thông mũi, và các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine
Biến chứng của cao áp huyết?
Bệnh cao áp huyết dẫn tới những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Tim bạn lúc nào cũng gắng sức, trở lên mệt mỏi, và yếu dần, thậm chí có thể không bơm đủ máu, không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể, nhất là khi người bệnh vận động, gây các triệu chứng mau mệt, choáng váng, khó thở, thiếu máu não gây đau đầu...
Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Những chỗ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào. Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại. Máu bị cản trở khi lưu thông trong lòng mạch, dẫn tới tình trạng thiếu máu. Nếu một phần tim thiếu máu nuôi trầm trọng, phần tim đó có thể chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính (heart attack).
Tương tự, cao áp huyết làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thận, nuôi mắt... gây các biến chứng tai biến mạch máu não, suy thận, giảm thị giác... So với người thường, người cao áp huyết, nếu không chữa, dễ bị bệnh hẹp hay tắc các động mạch tim khiến tim thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần, dễ suy tim gấp 6 lần, và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.
Mục tiêu điều trị cao huyết áp?
Mục tiêu của việc điều trị cao huyết áp là đưa huyết áp về mức bình thường, tốt nhất là dưới 130/80mg, đồng thời giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng.
Việc điều trị cao huyết áp cần phối hợp giữa dùng thuốc điều trị và thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Các tip trong chế độ sinh hoạt giúp ngăn ngừa cao huyết áp?
- Duy trì cân nặng, tránh thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng 2-6 lần nguy cơ mắc cao huyết áp.
- Tập thể dục thường xuyên: giúp giảm 20-50% nguy cơ cao huyết áp.
- Giảm muối trong chế độ ăn.
- Hạn chế uống rượu.
- Giảm căng thẳng.
- Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho tim mạch, huyết áp trong chế độ ăn hàng ngày: tỏi, thực phẩm giàu Kali, magnesi, bổ sung calci hợp lý ( khoảng 1000mg/ngày với người dưới tuổi, 1200mg/ngày với người trên 50 tuổi), chế độ ăn tăng cường omega 3 từ dầu cá…
Và quan trọng, hãy đảm bảo kiểm tra huyết áp thường xuyên, để có thể phát hiện sớm và kịp thời điều chỉnh
Bài viết liên quan
- NGUY HẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ ĐỂ RỬA MŨI (04/27/2015)
- Bệnh lý trên mắt do biến chứng của đái tháo đường (04/27/2015)
- Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn (04/27/2015)
- Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường (04/27/2015)
- Những điều cần biết về đường huyết (04/27/2015)