Bổ sung đủ sắt khi mang thai

Ngày cập nhật: 06/03/2014

Phụ nữ nên bổ sung thêm sắt ngay từ khi bắt đầu có ý định mang thai, và uống liên tục trong suốt thai kì tới sau khi sinh 1 tháng, để đảm bảo đủ máu và cho thai nhi phát triển toàn diện.

Mệt mỏi, hoa mắt, xanh mặt, da xanh xao, móng tay, móng chân sần, mất bong… là những biểu hiện thường gặp khi thiếu máu.

Với nhu cầu sắt khá cao (15mg/ngày) trong khi chế độ ăn hằng ngày chỉ cung cấp được khoảng 10mg/ngày, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao. Nhất là trong thời kì mang thai, sắt vốn rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Trong quá trình hình thành và phát triển, thai nhi cần sắt để tổng hợp, phát triển hồng cầu, mạch máu và cơ. Khi người mẹ không cung cấp đủ sắt, trẻ sẽ bị thiếu sắt và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ như nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…), cân nặng lúc sinh thấp, suy dinh dưỡng bào thai…

 Các bác sĩ đều khuyên rằng phụ nữ có thai nên bổ sung sắt ngay từ khi bắt đầu có ý định mang thai để cung cấp đầy đủ lượng sắt cho cơ thể giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu, thiếu sắt cho cả bà mẹ và thai nhi. Đặc biệt là acid folic cần được bổ sung sớm để phát huy tác dụng phòng ngừa các dị tật bẩm sinh trong đó quan trọng nhất là dị tật ống thần kinh- cơ quan được hình thành rất sớm từ những tháng đầu tiên của thai kì.

Những tác hại của thiếu sắt hoặc thừa sắt?

Bà bầu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt, hoa mắt, dễ xảy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu (suy dinh dưỡng bào thai), dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

Thiếu sắt sẽ làm cho bé suy dinh dưỡng, nhẹ cân, sảy thai, sinh non, sa sút trí tuệ sau này.

Nhưng việc bổ sung thừa sắt cũng gây nên rối loạn quá trình tạo máu của thai nhi, người mẹ có thể có những triệu chứng như đi ỉa chảy, buồn nôn, đau bụng.

Việc thừa sắt có thể làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ. Điều này gây cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Người mẹ có thể có các biểu hiện như tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng… Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 60 phút sau khi dùng sắt quá liều. Cần phải đi khám ngay, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.

                   hemacaring-bo-sung-sat-cho-ba-bau

Sắt – cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi?

Sắt rất cần thiết cho sự sống, vì sắt cần thiết cho nhiều chức năng sống:

- Là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin – chất có mặt trong tế bào hồng cầu.

- Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.

- Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme quan trọng trong cơ thể

- Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzyme hệ miễn dịch.

Lưu ý gì khi bổ sung sắt?

Nên uống sắt sau khi ăn khoảng 1-2 h, vì sắt sẽ hấp thu tốt trong điều kiện dạ dày trống rỗng.

Tuy nhiên, khi uống viên sắt bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và hết sức tránh lạm dụng nó. Đặc biệt khi cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì việc uống viên sắt không nhất thiết phải bắt buộc. Đối với một số người viên sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và chứng táo bón. Để chống táo bón bạn nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat (ferrovit, tophem) hay sắt gluconat, vì sẳt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt vô cơ (sắt sunphat) và giảm được ác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón. Thêm vào đó, bạn nên kết hợp ăn nhiều chất xơ để tránh tình trạng táo bón.

Bổ sung 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày với phụ nữ mang thai để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho bà mẹ và thai nhi. Hãy uống liên tục trong suốt thời kỳ có thai cho đến 1 tháng sau khi sinh. Ngoài ra để dự trù thiếu máu, thiếu sắt, ngay cả khi bạn chưa có ý định mang thai, bạn cũng có thể uống viên sắt - axit folic mỗi tuần, uống liền trong 16 tuần/năm.

Đang tải...