Làm gì để giảm tình trạng vi sinh vật kháng kháng sinh?

Ngày cập nhật: 05/29/2014

Đề kháng kháng sinh là một hiện tượng sinh học kháng thuốc, theo đó một số vi sinh (hiểu theo nghĩa vi khuẩn, vi trùng nói chung) có khả năng sống sót sau khi bị phơi nhiễm và tiếp xúc với thuốc kháng sinh.

Do việc lạm dụng thuốc kháng sinh, mà tình trạng kháng kháng sinh của vi sinh ngày càng đáng e ngại, khó kiểm soát.

Mới đây, một báo cáo của WHO đã đề ra một số biện pháp để phòng ngừa tình trạng kháng kháng sinh. Những biện pháp phòng ngừa và giảm nguy cơ kháng thuốc có thể chia thành ba bậc: bệnh nhân, bác sĩ và nhà quản lý.

                            Lạm dụng kháng sinh

Đối với bệnh nhân, WHO khuyến cáo rằng:

• Chỉ dùng thuốc kháng sinh do bác sĩ ra toa. Khuyến cáo này rất liên quan đến Việt Nam và các nước đang phát triển, vì tình trạng dùng thuốc kháng sinh ở Việt Nam chưa được kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể mua thuốc kháng sinh mà không cần có đơn của bác sĩ. Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, gần 90% người dân mua thuốc kháng sinh không qua toa bác sĩ!

• Nếu uống thuốc thì uống cho hết theo toa của bác sĩ cho dù bệnh nhân cảm thấy tốt hơn trước thời hạn.

• Không bao giờ chia sẻ thuốc kháng sinh với người khác. Mỗi loại thuốc kháng sinh thích hợp cho một bệnh, và bác sĩ là người biết chỉ định chính xác. Do đó, khi bệnh nhân cho thuốc mình chưa dùng hết cho người khác mà không rõ bệnh trạng là một việc nguy hiểm.

Đối với bác sĩ và nhân viên y tế, WHO khuyến cáo chỉ cho thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết, và phải cho đúng thuốc.

Đối với nhà quản lý, WHO đề nghị phải kiểm soát tình trạng nhiễm trùng bệnh viện tốt hơn, cần nhiều nghiên cứu khoa học để hiểu thêm về cơ chế kháng thuốc, chia sẻ thông tin với các quốc gia khác.

Nhìn chung, biện pháp tốt nhất để giảm tình trạng kháng kháng sinh là đảm bảo chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự cần thiết. Đồng thời, bản thân mỗi người tự nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng sẽ là cách hữu hiệu để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh.

Nhiều thực phẩm, sản phẩm sử dụng trong việc tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công và gây bệnh của vi sinh, được các nhà khoa học chứng minh tác dụng.

                                                 linh-chi-tao-do-tang-cuong-mien-dich

Đặc biệt trong đó phải kể đến dược liệu nấm linh chi. Theo sách: “Linh Chi nguyên chất và bệnh thời nay” của Dr.S.Arichi và Dr.T.Hayashi, nấm linh chi được mệnh danh là “vua thảo dược” của trần gian, thường chỉ dùng cho các vua chúa. Y học hiện đại đã chứng minh được luận điểm này. Chất polysaccharid trong linh chi có hoạt tính dược lý rộng, giúp nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, điều hòa hệ thống miễn dịch, có tác dụng chống phóng xạ, giải độc, nâng cao chức năng gan, tủy xương, máu hợp thành DNA, RNA, protein, kéo dài tuổi thọ, chống u ác tính. Chất polysaccharide giúp cơ thể thiết lập một hệ thống miễn dịch mạnh, cả trên miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, bao gồm tế bào T, tế bào B, đại thực bào. Polysaccharid làm tăng sản xuất interferon – một chất được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và tế bào ung thư.

Trong sản phẩm Linh chi táo đỏ, nấm linh chi được kết hợp với dược liệu táo đỏ làm tăng khả năng miễn dịch, chống dị ứng, khả năng chống ung thư, làm giảm thiểu việc sử dụng thuốc kháng sinh.

 

Linh chi táo đỏ là sản phẩm được sản xuất dưới dạng nước uống đóng gói, làm tăng khả năng hấp thu các hoạt chất, đồng thời tiện lợi cho việc sử dụng, sản phẩm được ưu tiên lựa chọn hàng đầu để tăng cường chức năng miễn dịch và bồi bổ nâng cao thể trạng cơ thể.

Đang tải...