Giỏ hàng trống
Giấc ngủ và các vấn đề về rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người mắc tình trạng này. Rối loạn giấc ngủ có thể đến từ những thói quen sinh hoạt không tốt, tình trạng bệnh lý hoặc những thay đổi về sinh lý, nội tiết...
1. Những tai hại do thiếu ngủ:
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Những nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa thiếu ngủ với tai nạn xe cộ, rắc rối trong các mối quan hệ, giảm hiệu suất công việc, các vấn đề về trí nhớ và rối loạn tâm thần. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, rối loạn giấc ngủ có thể góp phần gây bệnh tim, béo phì và tiểu đường.
2. Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ:
Các loại rối loạn giấc ngủ khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau, có thể bao gồm:
+ Buồn ngủ thường xuyên trong ngày.
+ Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
+ Ngáy hoặc tạm nghỉ ngắn trong hơi thở khi ngủ.
+ Thường xuyên thay đổi tư thế, tìm kiếm vị trí thoải mái cho chân hoặc cảm thấy khó chịu ở chân vào buổi tối.
3. Chu kì giấc ngủ:
Một giấc ngủ chất lượng bao gồm hai loại giấc ngủ là REM và NREM. REM (Rapid eye movement) – là trạng thái mắt di chuyển nhanh và ta chìm dần vào giấc mơ – trạng thái dẫn tới 1 giấc ngủ say. Trạng thái này chiếm khoảng 25% thời gian giấc ngủ bình thường và thường xảy ra dài hơn vào thời điểm buổi sáng. Phần còn lại của thời gian ngủ là NREM (non – REM) , bao gồm 4 giai đoạn từ ngủ mơ màng tới ngủ sâu. Khi giấc ngủ rối loạn, sẽ không diễn ra theo chu kì bình thường này.
4. Ngủ bao nhiêu là đủ:
Những người khác nhau thì nhu cầu đối với giấc ngủ cũng khác nhau, thông thường:
+ Với trẻ sơ sinh : ngủ 16 giờ/ngày.
+ Với thanh thiếu niên : 9 giờ/ngày.
+ Với người trưởng thành : 7-8 giờ/ngày.
Tuy nhiên, lưu ý rằng, một số người trưởng thành chỉ cần ngủ 5 giờ /ngày là đủ hay một số khác cần ngủ nhiều hơn : 10 giờ/ngày.
6. Nguyên nhân gây mất ngủ :
Mọi người mất ngủ khi vấn đề khó đi vào giấc ngủ kéo dài nhiều đêm. Người bị mất ngủ có thể nằm thao thức nhiều giờ liền trước khi ngủ. Họ có thể thức dậy sớm quá và không thể quay trở lại giấc ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong một đêm.
- Do những thói quen không tốt:
Trong nhiều trường hợp mất ngủ là do bạn có những thói quen không tốt, gây trở ngại tới giấc ngủ, như : uống cà phê, ăn đồ khó tiêu, hút thuốc trước khi đi ngủ, hay đi ngủ vào những giờ khác nhau mỗi đêm, đi ngủ khi vẫn mở đèn hoặc tivi.
- Do sức khỏe tâm thần :
Mất ngủ có thể do những vấn đề về sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, lo âu. Và thật không may vì một số thuốc điều trị các vấn đề tâm thần trên cũng có thể gây ra chứng mất ngủ.
- Các vấn đề bệnh lý:
Mất ngủ có thể xảy ra do những tình trạng bệnh lý của cơ thể như :
+ Viêm khớp
+ Đau tim
+ Đau mạn tính
+ COPD, hen suyễn
+ Suy tim (do các vấn đề hô hấp)
- Nguyên nhân khác :
Mất ngủ có thể xảy ra khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh, những người có thời gian làm việc không cố định ban ngày hoặc ban đêm làm thay đổi đồng hồ sinh học cũng dễ xảy ra mất ngủ
7.Các biểu hiện khác của rối loạn giấc ngủ :
- Ngưng thở khi ngủ :
Những người có rối loạn giấc ngủ này có thể ngưng thở nhiều lần trong khi ngủ. Họ có thể không biết họ mắc tật này. Những người ngủ cùng có thể nhận ra qua những dấu hiệu như : bắt đầu bằng ngáy ngủ, tiếp theo là hơi thở tạm dừng, sau đó có tiếng khịt mũi hoặc hơi thở hổn hển.
+Các yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng ngưng thở khi ngủ :
Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở những nam giới, thừa cân, tuổi trên 65, đôi khi nó cũng xảy ra ở trẻ em, người trải qua phẫu thuật amidan.
- Hội chứng “chân không yên”
Những người có hội chứng này thường cảm thấy tay chân bồn chồn, không thoải mái và thường xuyên có nhu cầu di chuyển hai chân để thoải mái hơn. Điều này làm họ khó đi vào giấc ngủ sâu. Một số khác có hiện tượng co giật khi ngủ, có thể làm họ bị thức giấc ngắn.
- Chứng “ngủ rũ”
Chứng “ngủ rũ” gây ra tình trạng thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày. Mặc dù đã ngủ đủ thời gian vào ban đêm nhưng họ vẫn thấy không thể làm việc gì nếu không ngủ. Dấu hiệu :
+ Không có khả năng hoạt động khi bạn thức giấc lần đầu tiên.
+ Mất kiểm soát cơ bắp và những cảm xúc mạnh.
+ Mơ trong giấc ngủ trưa.
- Mộng du :
Những người mắc chứng mộng du này có thể đứng và di chuyển trong khi họ đang ngủ. Tình trạng mộng du xảy ra trong trạng thái sâu hơn của giấc ngủ NREM, và người đó có thể làm một loạt các hành động mà không cần thức dậy. Người mộng du thường không thể có những đáp ứng lại với các câu hỏi và thường không nhớ gì khi đã thức dậy.
8. Để có giấc ngủ tốt :
Một bữa tối với nhẹ kết hợp tinh bột với chất đạm có thể làm dễ ngủ hơn, hoặc một ly sữa ấm hay trà hoa cúc cũng giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Hoặc bạn có thể tạo ra một thói quen để đi vào giấc ngủ như: tắm nước ấm, đọc một hai chương sách, hít thở sâu và duy trì thói quen đi ngủ, thức giấc vào mọi ngày trong tuần, kể cả đi làm hay ngày nghỉ.
Bài viết liên quan
- NGUY HẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ ĐỂ RỬA MŨI (11/15/2014)
- Bệnh lý trên mắt do biến chứng của đái tháo đường (11/15/2014)
- Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn (11/15/2014)
- Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường (11/15/2014)
- Những điều cần biết về đường huyết (11/15/2014)