Bổ sung nội tiết tố nữ an toàn nhờ estrogen thực vật trong mầm đậu nành

Ngày cập nhật: 06/01/2014

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra thành phần isoflavon được chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành, có cấu trúc hóa học tương tự estrogen, do đó nó có thể tham gia các hoạt động trong cơ thể như một estrogen. 

Từ tuổi 40, cứ 10 năm lượng estrogen (nội tiết tố nữ) giảm 15%, tới 55 tuổi thì chỉ còn 10% so với trẻ. Khi đó, nữ giới sẽ bị tấn công bởi những cơn đau đầu liên hồi, những cơn bốc hỏa đến bất thình lìn, trí nhớ suy giảm, kinh nguyệt không đều và vấn đề “khô hạn” khiến ham muốn yêu đương lụi tàn. Không những vậy, suy giảm nội tiết tố nữ còn gây ra tình trạng nám, xạm da, ngực chảy xệ, dáng “sồ”.

Khi đó cơ thể nhất thiết phải được cân bằng và bổ sung nội tiết tố. Tuy nhiên, việc sử dụng các liệu pháp hormone – bổ sung trực tiếp hormon sinh dục nữ vào cơ thể có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn và có thể ức chế ngược lại gây ảnh hưởng tới quá trình sản sản xuất hormon của cơ thể.

Trước thực tế đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra thành phần isoflavon được chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành, có cấu trúc hóa học tương tự estrogen, do đó nó có thể tham gia các hoạt động trong cơ thể như một estrogen.

                     Chat-isoflavone-co-nhieu-trong-dau-nanh

Isoflavone hoạt động như thế nào?

Trên tế bào có những vị trí đặc biệt –các thụ thể hay receptor- mà estrogen gắn vào và gây ra tác dụng. Do có cấu trúc tương tự, nên isoflavone cũng có khả năng gắn vào các thụ thể này. Nhờ đó, khi cơ thể thiếu hụt estrogen, isoflavone có thể gắn vào các thụ thể, bù đắp cho lượng estrogen thiếu hụt. Ngược lại khi thừa estrogen, isoflavone giúp làm giảm việc gắn vào các thụ thể của estrogen. Do đó, giúp làm giảm đi những tác hại do thừa estrogen như : ung thư vú, ung thư tử cung…trong khi vẫn cung cấp đầy đủ những lợi ích như một estrogen. Đồng thời, isoflavone giúp cơ thể điều chỉnh lại việc sản xuất estrogen, tạo lập sự cân bằng hormone nữ tính.

Isoflavone có tác dụng gì?

Nghiên cứu trong các lĩnh vực y tế đã chỉ ra rằng, việc sử dụng isoflavone trong mầm đậu nành có tác dụng phòng chống nhiều bệnh tật:

-          Làm giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh : isoflavone có tác dụng làm giảm các triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, nám, tàn nhang, giảm khả năng sinh lý… Isoflavone giúp giảm tích tụ mỡ, điều hòa kinh nguyệt, làm tăng mật độ xương ở phụ nữ.

-          Giảm nguy cơ bệnh tim : Isoflavone làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa việc hình thành các mảng xơ hóa; ức chế sự kết tập tiểu cầu, giảm hình thành các cục máu đông di chuyển tự do trong mạch máu gây tắc nghẽn mạch.

-          Bảo vệ và ngăn ngừa các vấn đề về tuyến tiền liệt ở nam giới: Isoflavones giúp ngăn ngừa sự phì đại của tiền liệt tuyến. Nghiên cứu cho thấy isoflavone chậm phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

-          Isoflavone cải thiện sức khỏe xương - Isoflavones đậu nành giúp bảo vệ xương, chống loãng xương. Đây là lý do tại sao mọi người ở Trung Quốc và Nhật Bản rất ít khi bị loãng xương , mặc dù lượng tiêu thu các sản phẩm sữa của họ không cao, trong khi ở châu Âu và Bắc Mỹ thì ngược lại. Không chỉ giúp ngăn ngừa sự phá hủy xương như estrogen, isoflavone còn hỗ trợ trong việc tạo xương mới.

-          Giảm nguy cơ ung thư – Isoflavonescó tác dụng chống lại khối u theo cơ chế tương tự như nhiều thuốc điều trị ung thư thông thường. Phụ nữ ăn các sản phẩm đậu nành và các thực phẩm khác giàu isoflavones giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung 54%.

-          Isoflavone là chất chống oxy hóa tự nhiên: Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng isoflavones có đặc tính chống oxy hóa mạnh , tương đương với các vitamin chống oxy hóa nổi tiếng như vitamin E. Khả năng chống oxy hóa của isoflavone có thể làm giảm nguy cơ lâu dài của bệnh ung thư bằng việc ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do tới cấu trúc DNA.

            Mam-dau-nanh-co-ham-luong-cao-estrogen-thuc-vat

Bổ sung bao nhiêu isoflavon là đủ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày nên bổ sung isoflavon với liều dao động khoảng 40-60mg/ngày, tùy từng đối tượng. Với phụ nữ sau mãn kinh, hay phụ nữ muốn trị nám có thể bổ sung tới 50mg/ngày.

Isoflavone có ở đâu?

Isoflavon có nhiều trong cỏ ba lá đỏ, đậu nành, cỏ linh lăng, cây dong…Tuy nhiên, được quan tâm nhất và có hàm lượng cao là đậu nành. Hàm lượng isoflavone toàn phần trong 100g bột đậu nành nguyên béo là 177.89mg, còn trong 100g mầm đậu nành là khoảng 40.71mg, những sản phẩm khác từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành… có hàm lượng isoflavone khoảng 20mg/100g. Trong tinh chất mầm đậu nành, hàm lượng isoflavone tăng lên đáng kể.

Do có hàm lượng cao, việc bổ sung isoflavone nhờ tinh chất mầm đậu nành trở lên thuận tiện và hiệu quả hơn, được nhiều chị em nữ giới tin dùng.

 

Đang tải...