Bệnh nhiệt miệng và những thực phẩm điều trị ngay trong tủ bếp

Ngày cập nhật: 09/06/2014

Nhiệt miệng là tình trạng không ít người gặp phải, nhiệt miệng không chỉ do cơ thể nóng trong như nhiều người vẫn nghĩ mà nó đến từ rất nhiều nguyên  nhân.

Theo một thống kê, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra. Các vết loét do nhiệt miệng thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách dể dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất vất vả.

Bệnh nhiệt miệng và các thực phẩm điều trị ngay trong tủ bếp

Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ, nhiều tác giả cho rằng đây là viêm miệng do virus, các nhà miễn dịch cho rằng nhiệt miệng thường liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và lưỡi; có thể do răng sâu, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng; do phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó, hay do chế độ ăn thiếu acide folic ở phụ nữ mang thai..

Để điều trị nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin hoặc bôi lidocain 2% , cyclocaine 10%, có bổ sung thêm vitamin PP, vitamin C, và chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.

Ngoài ra, có một số thực phẩm ngay trong tủ bếp gia đình cũng giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả, bạn có thể dễ dàng áp dụng:

1.      Mật ong

Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

Mật ong giúp trị nhiệt miệng hiệu quả

2.      Ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, chắc sẽ đỡ nhiều. Tui thử rồi.

3.      Uống nước khế chua

Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

Dùng nước ép khế giúp trị nhiệt miệng

4.      Cà chua ép

Dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

5.      Nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.

Nước cam chanh trị nhiệt miệng hiệu quả

6.      Lá rau ngót

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

7.      Cùi dừa

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

8.      Củ cải trắng

Củ cải trắng giúp trị nhiệt miệng

Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Công thức:

- 100 ml nước (nếu được nước ấm thì tốt).

- 1 thìa baking soda

- 1 thìa muối ăn

Hòa cái này vào với nhau, ngày xúc miệng nhiều lần, ít nhất là 3, còn nói chung được 4-6 lần thì tốt hơn.

 

 

Đang tải...